Theo số liệu từ tổng cục thống kê tháng 01/2018, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm 74% tổng số doanh nghiệp cả nước và đang có xu hướng tăng mạnh. Để thay đổi cơ cấu, bứt phá lên doanh nghiệp lớn và phát triển bền vững, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với một số thách thức: Nguồn vốn, đối thủ cạnh tranh, cơ hội tiếp cận công nghệ, thay đổi tư tưởng quản trị….


Hãy cùng EPI nhìn nhận lại vấn đề này một cách thấu đáo.
Đừng thay đổi con người. Thay đổi hệ thống, hệ thống sẽ thay đổi con người.
Xây dựng hệ thống quy trình làm việc cho doanh nghiệp cũng tương tự như xây nền móng cho ngôi nhà. Nếu nền móng chắc thì nhà mới vững. Quy trình cũng thế, một quy trình chuẩn và khoa học sẽ giúp nhà quản lý thuận tiện trong việc nắm bắt tình hình và phân chia công việc một cách hợp lý, tránh sự chồng chéo và những lỗ hổng về nhân sự. Quy trình tốt có thể giúp lãnh đạo kết nối được nhân sự với công nghệ một cách thống nhất, tránh lãng phí đồng thời kiểm soát được rủi ro.
Dùng bộ quy trình từ đơn vị khác
Quản trị doanh nghiệp bằng hệ thống quy trình cũng giống như bác sĩ kê đơn cho từng bệnh nhân. Mỗi đơn vị sẽ có mô hình kinh doanh, tư tưởng và phong cách lãnh đạo riêng.  Mục đích của hệ thống quy trình là giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành, mỗi đơn vị sẽ có nút thắt và quan điểm về rủi ro khác nhau. Việc áp dụng một bộ quy trình được coi là “chuẩn” rất có thể sẽ là con dao hai lưỡi chữa sai bệnh cho doanh nghiệp của bạn.
Không giám sát, cải tiến hệ thống quy trình
Thay đổi tư tưởng quản trị theo hệ thống, doanh nghiệp của bạn đã thành công 30%. Xây dựng được hệ thống quy trình phù hợp với doanh nghiệp, bạn thành công 50%. Vận hành và liên tục cải tiến nó, hệ thống của bạn mới thực sự có giá trị.
Bạn có thể ví xây dựng quy trình giống năng lực lên kế hoạch, giám sát và đánh giá mức độ hiệu quả giống năng lực thực thi. Năng lực thực thi luôn chiếm phần quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh liên tục thay đổi để thích ứng với thị trường, hệ thống quy trình cũng cần thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu. Việc giám sát, đánh giá mức độ thực thi để đo lường và cải tiến hệ thống là cốt lõi của mọi hệ thống quản lý.