Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì bộ máy sản xuất chính là bộ phận quyền năng nhất. Đây là nơi đáp ứng chính nhu cầu của khách hàng và cũng chính là nơi mà nhà quản lý đau đầu nhất. Bên cạnh các yếu tố khách quan tác động thì bên trong bộ máy nhà máy luôn tồn tại những hao phí mà không mang lại lợi ích cho khách hàng. Vì vậy, việc kiểm soát được các chỉ số chính là cách làm thông minh và hiệu quả nhất.

Hãy cùng EPI tham khảo một số chỉ số đánh giá cơ bản của bộ phận sản xuất.

1. Chỉ số kiểm soát năng suất sản xuất bao gồm những chỉ số về đường chuyền, sử dụng thiết bị, kế hoạch sử dụng và dừng máy có kế hoạch, kế hoạch bảo trì phòng ngừa,… giúp cho doanh nghiệp có căn cứ để đánh giá tổng thể được năng suất sản xuất, công suất và mức độ linh hoạt của thiết bị để chuyển đổi sản phẩm nhanh nhất. Từ đó thiết lập được mục tiêu cho các khu vực sản xuất.

2. Chỉ số kiểm soát chất lượng là các chỉ số về chất lượng sản phẩm, chất lượng bao bì, tỷ lệ than phiền về chất lượng sản phẩm của khách hàng. Việc chú trọng vào các chỉ số này làm cho doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm đầu ra, giảm tỷ lệ than phiền về chất lượng của khách hàng, giúp kiểm soát được các thông số quá trình, đào tạo quy trình và các chỉ số kiểm soát chất lượng cho công nhân vận hành.

3. Chỉ số kiểm soát động lực là việc doanh nghiệp xác định được tỷ lệ sử dụng điện, nước, xăng dầu một cách hợp lý. Việc kiểm soát được tốt chỉ số giúp xây dựng được kế hoạch sản xuất phù hợp với nguồn nhiên liệu đầu vào, lắp đặt hệ thống một cách chắt chẽ, đảm bảo công việc diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.

4. Chỉ số kiểm soát hao hụt cũng là một chỉ số doanh nghiệp cần quan tâm. Nó giúp phân tích các chỉ số hao hụt bao bì, hiệu suất thu hồi nắp, syrup (Syrup yield). Nhờ vào việc phân tích này mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được chất lượng nắp bao bì đầu vào, đảm bảo được điều kiện bảo quản đúng cách, tránh hao hụt, mất chất lượng. Đồng thời giúp đào tạo ý thức kiểm soát hao hụt và cách thức kiểm soát hao hụt cho bộ phận vận hành.

Việc phân tích và kiếm soát các chỉ số đo đếm được là định hướng mà mỗi doanh nghiệp sản xuất cần phải thực hiện để giảm tối thiểu chi phí trong doanh nghiệp nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu thỏa mãn của khách hàng.