Nhân lực là tài nguyên quý giá đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một công ty. Một cá nhân làm việc năng suất sẽ kéo theo cả một bộ máy tổ chức vận hành tối ưu. Về cốt lõi, việc quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Dưới đây là quy trình quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên áp dụng cho mọi doanh nghiệp.

Quy trình quản lý hiệu suất nhân lực

Bước 1: Lập kế hoạch quản lý toàn diện

Trước hết, doanh nghiệp cần tiến hành tạo lập một kế hoạch với các mục tiêu cụ thể, thiết thực, sau đó truyền thông đến toàn thể nhân viên, các phòng ban về kế hoạch này. Điều này đảm bảo toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty có thể nắm rõ được nhiệm vụ cụ thể của từng người và doanh nghiệp cũng có phương án triển khai phù hợp.

Khi tiến hành xác định các mục tiêu, doanh nghiệp có thể ứng dụng mô hình SMART để dễ dàng đo lường, phù hợp với giá trị cốt lõi và mục tiêu chiến lược của cả doanh nghiệp. Các tiêu chí đo lường trong mô hình SMART bao gồm:

  • S – Specific: Tính cụ thể
  • M – Measurable: Có thể đo lường
  • A – Attainable: Tính khả thi của mục tiêu
  • R – Relevant: Mục tiêu thực tế
  • T – Time Bound: Thời gian hoàn thành

quản lý hiệu suất

Bước 2: Triển khai công việc

Sau khi đã lên kế hoạch quản lý, doanh nghiệp cần phân chia công việc cho từng cá nhân và từng bộ phận phù hợp để triển khai. Lúc này, các nhà quản trị bắt buộc phải nắm bắt được năng lực của từng nhân viên để phân công công việc hợp lý.

Bước 3: Theo dõi quá trình làm việc

Trong toàn bộ quá trình triển khai công việc, các nhà quản trị cần liên tục theo dõi tiến độ thực hiện của nhân viên. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần duy trì giao tiếp và trao đổi với nhân viên để nắm bắt được mức độ hoàn thành công việc cũng như những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện. Việc làm này có thể giúp nhà quản trị kịp thời đưa ra các phương án giải quyết vấn đề của nhân viên và nâng cao hiệu suất làm việc.

Bước 4: Đánh giá hiệu suất làm việc

Sau mỗi chu kỳ (khoảng 3 tháng/6 tháng/1 năm), các nhà quản trị cần ngồi lại với nhau để đánh giá chất lượng làm việc của từng nhân viên và phân tích những ưu, nhược điểm, vấn đề còn tồn đọng trong quy trình làm việc và xác định mục tiêu công việc cho giai đoạn mới.

quản lý hiệu suất

Những lưu ý trong quá trình quản lý hiệu suất

Quản lý hiệu suất công việc không đơn thuần là việc các quản lý đề ra mục tiêu công việc cho nhân viên, sau đó theo dõi và đánh giá kết quả. Để quá trình quản lý hiệu suất công việc diễn ra một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau đây.

Tần suất đánh giá nhiều hơn

Để đánh giá hiệu suất và kết quả làm việc của một nhân viên, việc thực hiện đánh giá thường niên là không đủ. Nếu trong một năm doanh nghiệp có nhiều dự án, nhà quản trị chắc chắn không thể nào nhớ rõ quá trình thực hiện cũng như kết quả công việc của từng nhân viên.
Chưa dừng lại ở đó, khi hiệu suất làm việc của nhân viên gặp vấn đề nhưng lại đến tận cuối năm mới được xem xét và đánh giá, hậu quả với doanh nghiệp sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Chính vì thế, thay vì đánh giá thường niên, doanh nghiệp nên thực hiện công việc đánh giá này với tần suất thường xuyên hơn, có thể theo chu kỳ 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng.

Có cơ chế khen thưởng phù hợp

Để tạo động lực và nâng cao hiệu suất làm việc cho nhân viên, doanh nghiệp cần có một cơ chế khen thưởng xứng đáng với công sức cũng như kết quả làm việc của họ. Chế độ này sẽ mang lại một môi trường làm việc tích cực, công bằng và chuyên nghiệp. Khi cơ chế khen thưởng thích hợp, đúng đắn, nhân viên trong công ty sẽ cảm thấy hài lòng và gắn bó hơn với công việc của họ.

quản lý hiệu suất

Tập trung vào khai thác điểm mạnh của nhân viên

Mỗi nhân viên đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Chính vì vậy, người quản trị phải nhìn nhận được vấn đề này và khai thác hiệu quả từng thế mạnh của nhân viên để phát triển nhân lực và giữ chân họ ở lại lâu hơn với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các nhà quản trị cũng cần lưu ý đến thời điểm đánh giá. Bởi rất nhiều nhân viên muốn được người quản lý của mình đánh giá kết quả ngay sau khi hoàn thành dự án. Điều này giúp các nhân viên nhìn nhận được những vấn đề ngay lập tức và có động lực cải thiện hiệu suất ở những dự án trong tương lai.