Sở hữu một nguồn lực dồi dào cùng các nhân viên năng lực tốt và luôn sẵn sàng hoàn thành mọi công việc được giao phó hiệu quả là mong muốn của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại không ít các nguồn lực thực sự có năng lực nhưng lại không biết cách tận dụng và có chất lượng làm việc thấp. Bài viết dưới đây đưa ra 10 cách tạo động lực cho nhân viên kinh doanh giúp tăng trưởng doanh số hiệu quả.
1. Giao tiếp và chia sẻ
Để đảm bảo nhân viên đưa ra được quyết định tốt nhất trong công việc thì doanh nghiệp cũng nên chia sẻ cho họ những thông tin cập nhật nhất có liên quan đến tổ chức của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần sắp xếp và hướng dẫn nhân viên cách nắm bắt những hoạt động mà doanh nghiệp đang thực hiện để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Doanh nghiệp có thể đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên thông qua chỉ số KPI, OKR và nhận thông báo hàng tháng từ chỉ số này. Hiện nay, các doanh nghiệp đang tự động hoá quy trình tương tác giữa các phòng ban, giữa các nhân viên trên cùng một nền tảng quản lý hoạt động, quản lý dữ liệu CRM.
Thông qua CRM, mỗi nhân viên có thể nắm bắt được công việc của mình yêu cầu gì, cần làm những gì, những nhiệm vụ nào còn tồn đọng ngay trên các log nhắc nhở công việc. Hệ thống này giúp giảm đến 80% tỷ lệ sai sót, nhầm lẫn, bỏ lỡ công việc của mỗi nhân viên và tăng khả năng tương tác lên gấp 3 lần khi trao đổi các thông tin, chi tiết khách hàng dễ dàng thông qua mỗi bản ghi.
2. Khuyến khích làm việc theo nhóm
Một cách tạo động lực cho nhân viên được áp dụng hiện nay chính là khuyến khích làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng dự án mà doanh nghiệp đưa ra sẽ được khuyến khích làm việc theo nhóm chứ không phải một nhóm làm việc. Và để hoàn thành điều này một cách tốt nhất thì ngay từ đầu doanh nghiệp nên lập một cuộc họp, giới thiệu các nhân viên với nhau và cung cấp cho họ các quyền tự chủ hoạt động.
3. Đưa ra mô tả công việc và trách nhiệm rõ ràng
Điều quan trọng nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện đó là đưa ra cho nhân viên các bản mô tả công việc và trách nhiệm rõ ràng để chắc chắn hơn những kết quả mà doanh nghiệp mong muốn từ họ. Nếu chỉ đưa ra trách nhiệm của từng vị trí thôi thì thực sự là chưa đủ, doanh nghiệp cần chỉ rõ các nhiệm vụ và kết quả mà mình mong đợi.
4. Đãi ngộ công bằng, phù hợp với năng lực
Đãi ngộ công bằng và phù hợp với năng lực chính là cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp nên áp dụng. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần trả cho nhân viên một mức lương hợp lý và trả thêm lương cho họ khi họ phải thực hiện các công việc ngoài giờ. Điều này sẽ buộc nhân viên phải nỗ lực để đạt được những yêu cầu và mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra.
5. Ghi nhận kết quả xứng đáng
Bất kỳ nhân viên nào cũng sẽ có động lực làm việc tốt hơn và luôn nỗ lực hết mình vì công việc khi kết quả công việc mà họ thực hiện được ghi nhận một cách xứng đáng. Nếu kết quả nỗ lực hoàn thành công việc của họ không được công nhận, chắc chắn họ sẽ xuất hiện tâm lý chán nản, tiêu cực và giảm sút năng suất làm việc. Vì vậy, để có thể tránh được những sai phạm này, các nhân viên đồng cấp và người quản lý doanh nghiệp nên ghi nhận và khen thưởng thành tích xứng đáng của đồng nghiệp.
6. Quản lý, phân chia công việc hợp lý
Để tạo động lực cho nhân viên, các doanh nghiệp nên tiến hành quản lý hiệu suất và phân chia việc làm sao cho hợp lý và tạo ra sự thoải mái cho họ khi tham gia dự án. Khi thực hiện việc quản lý, doanh nghiệp không nên đưa ra cho nhân viên những yêu cầu hoàn thành dự án mà hãy để họ tự chủ trong việc cảm nhận thành công của công việc.
7. Đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên
Cách tốt nhất để tạo động lực làm việc hiệu quả cho các nhân viên mà các doanh nghiệp nên áp dụng đó là đào tạo và nâng cao trình độ làm việc cho họ. Với những kỹ năng tốt nhất được trang bị, họ sẽ hoàn thành công việc một cách tốt hơn và và gia tăng khả năng thu hút nhân tài ở lại với doanh nghiệp hiệu quả hơn.
8. Phân quyền cho nhân viên
Thực hiện phân quyền cho nhân viên là cách tốt nhất giúp tạo động lực cho nhân viên hiệu quả mà doanh nghiệp nên ứng dụng. Bởi khi được phân quyền, các nhân viên của doanh nghiệp sẽ có cơ hội thể hiện kỹ năng và phát huy năng lực của mình.
Hơn nữa là nhìn nhận được trách nhiệm của mình đối với công việc được doanh nghiệp giao phó. Tuy nhiên, với cách này, doanh nghiệp cần phải có niềm tin vào năng lực của nhân viên và sẵn sàng chấp nhận những rủi ro xảy ra.
9. Xây dựng văn hóa công ty chuyên nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng những quy định và văn hoá công ty khác nhau tuỳ thuộc vào trải nghiệm của các nhân viên kinh doanh tại tổ chức. Nếu những quy định mà doanh nghiệp đưa ra quá khắt khe sẽ ảnh hưởng rất lớn tới động lực của nhân viên theo hướng tiêu cực thậm chí là khiến họ chán nản. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên xây dựng văn hoá doanh nghiệp một cách sáng tạo và linh hoạt để tạo được động lực tốt nhất cho nhân viên.
10. Tạo cơ hội để nhân viên phát triển bản thân
Doanh nghiệp nên tạo ra cơ hội để nhân viên của công ty mình có thể phát triển đầy đủ các kỹ năng và chuyên môn của mình cũng như các kỹ năng mới để họ có thể tự hào về công việc của chính họ. Có rất nhiều cách để cái thiện kỹ năng của nhân viên mà doanh nghiệp có thể áp dụng như cung cấp các chương trình đào tạo,…